Những khoảnh khắc trong một ngày đặc biệt của Bệnh viện Nhân dân 115 khi cơ sở y tế này vinh dự được trao “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị Vàng của Hội Đột quỵ Châu Âu” vào sáng ngày 21/4/2019 tại TPHCM.
Lễ
vinh danh được tổ chức trong khuôn khổ hội thảo khoa học: "Chương trình
Angels - Hướng đến chăm sóc tối ưu cho bệnh nhân đột quỵ". Hơn 200 bác
sĩ đến từ TPHCM, miền Trung và Tây Nam Bộ...
...
và Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân 115 đến tham dự hội nghị khoa học,
đồng thời để cùng chia sẻ niềm vui, vinh dự khi nhận “Chứng nhận đạt
chuẩn chất lượng điều trị Vàng của Hội Đột quỵ Châu Âu”. Đây là đơn vị
đầu tiên tại châu Á đạt chứng nhận này.
GS.TS
Carlos Molina, Đại học Barcelona và là Trưởng Đơn vị Đột quỵ tại Bệnh
viện Vall d’Hebron ở Barcelona, Tây Ban Nha (ngoài cùng bên trái) cho
hay, để đạt được Chứng nhận này các đơn vị đột quỵ phải đạt nhiều tiêu
chí khắt khe như: Chuẩn hóa quy trình điều trị đột quỵ, Chất lượng và sự
an toàn cho bệnh nhân, Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được điều trị tái thông
trong vòng 60 phút kể từ khi nhập viện, tỷ lệ bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ
được chụp CT hoặc MRI…
Chia
sẻ về những nỗ lực để đạt được chứng nhận đặc biệt này, TS.BS Nguyễn
Huy Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch
máu não Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, các số liệu, quy trình điều trị
đột quỵ tại bệnh viện được báo cáo mỗi ngày và kéo dài hơn 1 năm, không
có chuyện sai sót hay "gian lận". Một yêu cầu quan trọng để đạt được
chứng chỉ Vàng trong chuẩn chất lượng điều trị đột quỵ là tỷ lệ tái
thông phải đạt trên 5% thì Bệnh viện Nhân dân 115 đạt 11%. BS Thắng cũng
bày tỏ mong muốn trong năm 2020, bệnh viện sẽ đạt chuẩn chất lượng Bạch
Kim với tỷ lệ tái thông đạt trên 15%.
Theo
GS Carlos Molina, rất khó để đạt được tiêu chuẩn này và càng khó hơn để
duy trì lâu dài. Tuy nhiên, khi đã đạt được thì lợi ích rất có ý nghĩa,
giúp cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân đột quỵ bằng cách chuẩn
hóa các quy trình chăm sóc đột quỵ trên lâm sàng. Cung cấp một nền tảng
trong quản lý chất lượng đột quỵ. Các chứng nhận này giúp tạo ra các
tiêu chuẩn về chất lượng cao bằng cách đánh giá đúng vấn đề cốt lõi của
quá trình chăm sóc bệnh nhân đột quỵ.
Trong gần 3 giờ đồng hồ diễn ra hội thảo, rất nhiều kiến thức bổ ích
cũng như kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý đột quỵ được các chuyên gia
chia sẻ qua các chủ đề như: Cập nhật điều trị đột quỵ giai đoạn tối cấp;
Chuẩn hóa quy trình điều trị đột quỵ bằng cách công cụ quản lý chất
lượng; Tổ chức điều trị đột quỵ - Thách thức và giải pháp.
Buổi
hội thảo nhanh chóng "bắt nhịp" với thời đại công nghệ 4.0 khi các bác sĩ đến tham
dự có thể quét mã QR và điền thông tin cần thiết để truy cập, nhận tài liệu qua email
Trong
phần báo cáo về "Tổ chức điều trị đột quỵ - Thách thức và giải pháp"
ThS.BS Hồ Hữu Thật - Bệnh viện An Bình đã chia sẻ kinh nghiệm cấp cứu
đột quỵ tại nơi ông công tác. Nếu năm 2017, Bệnh viện An Bình mất đến 75
phút để tiến hành tiêm thuốc tiêu sợi huyết khối cho người bệnh đột quỵ
kể từ khi đến bệnh viện thì đến 2018 cơ sở này đã rút ngắn được 15
phút, vừa đúng khuyến nghị của Hội đột quỵ thế giới. BS Thật mong rằng
trong tương lai con số này sẽ càng tinh gọn hơn nữa, để làm được điều đó
thì cần chuẩn hóa, rút ngắn các khâu còn "rườm rà", không cần thiết.
Khách mời tham dự chăm chú theo dõi, lắng nghe và ghi chép những kinh nghiệm được chia sẻ từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm
Chủ
đề "Chuẩn hóa quy trình điều trị đột quỵ bằng các công cụ quản lý chất
lượng" của TS.BS Nguyễn Huy Thắng đưa ra nhiều thông tin quý giá khiến
các đồng nghiệp không khỏi thán phục. Đơn cử như tại Bệnh viện Nhân dân
115, quy trình cấp cứu đột quỵ được thực hiện tối ưu. Một bệnh nhân đột
quỵ khi chạm cánh cửa bệnh viện đến lúc được tiêm thuốc tiêu sợi huyết
(rTPA) chỉ còn 44 phút (nhanh hơn hướng dẫn của Tổ chức Đột quỵ Thế giới
16 phút).
Tuy
nhiên, theo BS Thắng nếu chỉ hài lòng với con số này thì chúng ta sẽ
dừng lại, không thể tiến về phía trước. Bởi ở những trung tâm hàng đầu
tại châu Âu chỉ mất có 20 phút để tiêm rTPA cho người bệnh. Đây là con
số đáng mơ ước. Ông cho rằng điều trị đột quỵ thành công chính là để
bệnh nhân có thể quay về với cuộc sống bình thường chứ không chỉ dừng ở
mức vượt qua cửa tử.
Trước
khi kết thúc chương trình, ban chủ tọa giải đáp nhiều thắc mắc như: Đưa
bệnh nhân đột quỵ đến thẳng phòng can thiệp, bỏ qua phòng CT-Scan, như
vậy với chất lượng chụp CT của máy DSA liệu có đạt chuẩn để xác định
phương án điều trị cho người bệnh? Hay vấn đề mở rộng cửa sổ điều trị
đột quỵ nhồi máu não cấp lên đến 24 giờ bằng phương pháp can thiệp mạch
máu não tại Bệnh viện Nhân dân 115 cũng được đông đảo khách tham dự quan
tâm...
Rất
nhiều cơ quan báo đài đến tham dự và đưa tin về buổi hội thảo như VTV,
Sài Gòn giải phóng, Thanh niên, Người lao động, VnExpress... Đây là cơ
hội hiếm hoi "cánh báo chí" được tiếp chuyện với BS Huy Thắng bởi ông
luôn bận rộn với công tác chuyên môn và thường "né" truyền thông.
Ban giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 chụp hình lưu niệm đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong những ngày cuối tháng 4/2019
BS Huy Thắng cùng bằng chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị Vàng của Hội Đột quỵ Châu Âu
GS.TS
Carlos Molina trao đổi bên lề hội thảo với BS Huy Thắng. Vị khách đến
từ Tây Ban Nha là chuyên gia về các liệu pháp tái tưới máu trong đột quỵ
thiếu máu cục bộ cấp tính và điều trị chuyên sâu xuất huyết nội sọ. Ông
hiện đã công bố hơn 525 bài báo trên các tạp chí như NEJM, JAMA,
Lancet.
Trong năm 2018, Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 đã điều trị cho gần 12.000
người bệnh bị đột quỵ não, với tỷ lệ cứu sống gần 90%.
Điều đáng ghi
nhận là bệnh viện đã rút ngắn thời gian nằm viện trung bình của bệnh
nhân bị đột quỵ não từ 5,88 ngày vào năm 2016 xuống còn 4,54 ngày trong
năm 2018.
Việc rút ngắn thời gian nằm viện đối với bệnh nhân bị đột quỵ
não của Bệnh viện Nhân dân 115 là một minh chứng thuyết phục về tính
hiệu quả của quy trình can thiệp điều trị, tương đương các nước có hệ
thống y tế phát triển.
Đây cũng là đơn vị dẫn đầu cả nước trong
điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho bệnh nhân nhồi máu não
cấp, với trên 1.000 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp này, góp
phần hạ thấp tỷ lệ tàn phế đáng kể cho người bệnh.
Đồng thời còn đóng vai trò tiên phong trong áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết qua động mạch,
lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học, đưa ngành thần kinh mạch máu tiến
kịp với sự phát triển chung của khu vực.
|
Phương Nguyên - Ảnh: Viết Hưởng
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn