Logo Bệnh viện Nhân dân 115
05/02/2020 10:26

Phòng tránh mất trí nhớ và bệnh Alzheimer theo TS.BS Đinh Vinh Quang

Làm sao để phân biệt tình trạng hay quên, mất trí nhớ và bệnh Alzheimer? Có cách nào để tránh tình trạng sa sút trí tuệ? TS.BS Đinh Vinh Quang - trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ giải đáp về vấn đề này.

Trí nhớ hình thành như thế nào?

Trí nhớ của chúng ta trước khi có được phải trải qua một quá trình hình thành. Khi chúng ta thấy một sự vật hoặc một hiện tượng, bộ não sẽ ghi nhớ những điều này và tiếp đó sẽ củng cố lại những gì chúng ta thấy và nghe. 
Nếu chúng ta lặp đi lặp lại điều này thì nó sẽ chuyển từ trí nhớ tạm thời thành trí nhớ dài hạn, và sau đó nó sẽ gợi nhớ cho ta một vấn đề mà ta đã gặp hay đã trải qua rồi thì lúc ấy trí nhớ sẽ được hình thành.

Có bao nhiêu loại trí nhớ?

Cho đến bây giờ, người ta chia trí nhớ thành 3 loại: thứ nhất đó là trí nhớ tức thì. Tức là khi ta nói một điều gì đó cho bạn mình nghe mà bạn mình lặp lại được đúng những gì mình nói có nghĩa là bạn mình có trí nhớ tốt. 
Thứ hai đó là trí nhớ gần, có nghĩa là khi ta kể cho một ai đó ngh để người đó nghe. Ngoài ra, ta cũng yêu cầu họ kể lại những sự kiện vừa xảy ra gần đây. Sau đó, ta yêu cầu người đó kể lại đúng như câu chuyện ta kể. Nếu người đó kể đúng câu chuyện thì đó gọi là trí nhớ gần.
Thứ ba đó là trí nhớ dài hạn, ví dụ như chúng ta nhớ lại kỷ niệm đẹp từ thời thơ ấu hoặc ông bà ta nhớ lại kỷ niệm thời chiến tranh.


TS.BS Đinh Vinh Quang - trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115

Trí nhớ lưu trữ ở vị trí nào trong não bộ?


Khi có một sự va đập vào bộ não của chúng ta mà gây ảnh hưởng đến hai cực thái dương hoặc thùy trán ở phía trước thì sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta. Trí nhớ ở vùng neuron hệ thần kinh sẽ được chuyển về vùng hải mã để trở thành trí nhớ dài hạn. Khi những vùng thái dương hoặc vùng trán trước bị va đập mạnh, thì trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu của bệnh Alzheimer?

Đôi khi chúng ta quên vài việc trong cuộc sống hằng ngày hay chỉ quên trong thời gian ngắn thì đây không phải căn bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ. 
Nhưng khi sự lãng quên này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt mỗi ngày của chúng ta như không nhớ đường về nhà thì phải coi chừng đây là bệnh lý sa sút trí tuệ - Alzheimer. 
Để phân biệt được rối loạn trí nhớ với bệnh Alzheimer, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm bài test. Nếu bệnh nhân này trả lời được hết câu hỏi của bác sĩ, thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ thì sẽ dựa vào thang điểm đánh giá trí nhớ để chẩn đoán.
Bệnh Alzheimer thường gặp ở những người hơn 65 tuổi, những người bị mất trí nhớ sau tai nạn, bị viêm não, hoặc tiền sử gia đình có người thân đã mắc bệnh lý này rồi. Bệnh nhân có thói quen xấu, chẳng hạn như hút thuốc hoặc mắc các bệnh về mạn tính như tim mạch, suy thận, suy gan, viêm gan,… dễ mắc bệnh Alzheimer.

Các cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh Alzheimer?

Để chẩn đoán bệnh Alzheimer thì ta sẽ dựa vào chẩn đoán lâm sàng là chính. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm test, thậm chí họ sẽ cho các câu hỏi và yêu cầu để bệnh nhân thực hiện. Họ sẽ dựa vào các câu trả lời của bệnh nhân rồi chẩn đoán bệnh nhân có bị Alzheimer hay không. 
Bác sĩ cũng có thể cho làm cận lâm sàng CT scan não, chụp MRI não, ví dụ như PET scan. Những phương pháp này sẽ giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán. 
Khi so sánh não người thường với lại người bị mắc Alzheimer thì ở người bị bệnh Alzheimer sẽ có hiện tượng teo não ở vùng thùy thái dương và vùng hồi hải mã.

Những yếu tố nào có thể dẫn đến bệnh Alzheimer?

Những người hơn 65 tuổi dễ mắc Alzheimer, nhưng không có nghĩa người trẻ tuổi không gặp căn bệnh này. Những người có nguy cơ cao là do có thói quen sinh hoạt xấu, chẳng hạn như không tập thể dục, không tập những thói quen giúp cho trí não hoạt động ví dụ như đọc sách, ít tham gia các trò chơi về trí não, trò chơi về thể chất...
Những người dễ mắc Alzheimer sớm là do hút thuốc nhiều, bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường, chấn thương đầu và hệ thần kinh trung ương... 
Còn ở giới trẻ bị mắc bệnh Alzheimer là vì bị stress, khi nhiều việc quá ta sẽ không thể giải quyết được nhiều công việc cùng một lúc. Lúc thì ta làm việc A, lúc thì ta làm việc B và ta sẽ không xử lý thông tin kịp. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ. 
Những người bị mất ngủ thường xuyên, thiếu máu não, thiếu oxy sẽ làm giảm trí nhớ. 
Khi ta dùng chất kích thích cũng gây ảnh hưởng đến trí nhớ, đặc biệt là giới trẻ.

Điều trị bệnh Alzheimer như thế nào?

Hiện nay, bệnh lý Alzheimer chỉ có thể được điều trị làm cho chậm lại chứ chưa có phương pháp chữa khỏi. Nếu nói về điều trị, ta dùng thuốc kháng men.
Trong quá trình điều trị, ta có thể tham gia các câu lạc bộ ngoài trời, giao tiếp, chơi cờ thậm chí đọc sách, hoặc ngoại ngữ... Những hoạt động đó sẽ giúp chúng ta làm chậm lại sự lão hóa của não.

Mất trí nhớ do chấn thương sọ não có hồi phục trí nhớ được không?

Khả năng hồi phục trí nhớ sau chấn thương sọ não tùy thuộc vào vị trí của chấn thương. Vùng não đảm trách trí nhớ đó là vùng hai bên thái dương và thùy trán ở phía trước của chúng ta. Nếu như chấn thương sọ não chỉ ảnh hưởng đến vùng não khác, ít ảnh hưởng đến các neuron, tế bào hệ thần kinh, đảm trách nhiệm vụ trí nhớ thì trí nhớ của chúng ta ít/ không bị ảnh hưởng. 
Nếu các tế bào não này chết đi thì sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta, không có khả năng hồi phục sau chấn thương.

Cách khắc phục hiện tượng mất trí nhớ ở phụ nữ sau sinh?

Phụ nữ sau sinh thường gặp tình trạng: thứ nhất, nhiều lo âu căng thẳng khi sinh đẻ. Thứ hai, ăn uống không đầy đủ. Thứ ba có thể là do mất ngủ. Sau khi sinh đẻ, nồng độ hormone estrogen sẽ bị giảm xuống cũng ảnh hưởng đến trí nhớ của người phụ nữ sau khi sinh. 
Sau đây là một số biện pháp khắc phục hiện tượng mất trí nhớ ở phụ nữ sau sinh: 
- Phụ nữ sau sinh cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những loại rau quả có nhiều vitamin B. Họ cần ăn các loại đậu ví dụ như đậu xanh, đậu nành,…  Cần tránh những loại thức ăn có nhiều mỡ động vật, chỉ ăn những loại thức ăn có nhiều dầu, đó là những loại dầu có lợi cho sức khỏe của chúng ta. 
- Phụ nữ sau khi sinh cũng cần phải vận động nhiều. 
- Về giấc ngủ thì phải phải ngủ đều đặn và có chất lượng. Buổi tối thức chăm con cũng là yếu tố gây suy giảm trí nhớ cho người phụ nữ. Vì vậy người phụ nữ cần phải chia sẻ nỗi lo âu của mình cho người chồng để người chồng có thể thông cảm và giúp đỡ vợ mình trong việc chăm sóc con cái.

Người hơn 65 tuổi cần làm gì để cải thiện trí nhớ?

Với những người 65 tuổi, để chống lại bệnh suy giảm trí nhớ, chúng ta cần chăm sóc sức khỏe thần kinh song song với sức khỏe thể chất. 
Nếu nói về chăm sóc sức khỏe tinh thần chúng ta đọc sách mỗi ngày, tham gia các trò chơi và gameshow, giao tiếp người với người. Quan trọng hơn, mọi người nên hạn chế làm những công việc gây áp lực căng thẳng. Chúng ta cũng nên tham gia hoạt động ngoài trời và đi du lịch để giảm bớt stress.

Chương trình được phối hợp thực hiện bởi 
Bệnh viện Nhân dân 115 và Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.com.

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080