Logo Bệnh viện Nhân dân 115
28/03/2018 17:28

Điều trị chấn thương phức hợp dây chằng sụn tam giác vùng cổ tay

BS.CK1 Võ Anh Quân - Khoa Y học thể thao cho biết: Những động tác vặn và xoay bàn tay, động tác nghiêng trụ và chịu lực như chơi nhảy với xà, chơi bóng chuyền, té chống tay, khoan... có thể dẫn đến chấn thương phức hợp dây chằng sụn tam giác vùng cổ tay.

BS.CK1 Võ Anh Quân - Khoa Y học thể thao, BV Nhân Dân 115

Cổ tay là vùng có cấu tạo rất phức tạp gồm nhiều xương nhỏ và nhiều dây chằng và thực hiện được nhiều chức năng đòi hỏi tinh vi. Đau cổ tay làm hạn chế vận động cuộc sống rất nhiều.

Tổn thương phức hợp dây chằng sụn tam giác thường gây đau vùng cổ tay bên trụ, đau lan theo xương trụ, gây khó khăn khi cầm vật nặng.

Theo Thomas B Hughes, nội soi cổ tay bắt đầu thực hiện bởi Chen từ năm 1979, nhưng tới năm 1980 mới được chấp nhận.

1) Giải phẫu:
Sụn sợi tam giác là cấu trúc giải phẫu có hình tam giác: xòe rộng ra ở cạnh dưới của khớp quay trụ dưới. Nó là một phần của hệ thống sợi rộng bám từ viền cổ tay của khuyết trụ đầu dưới xương quay, che phủ xương nguyệt, tháp. Sụn sợi tam giác có nền dầy từ 1-2 mm, đỉnh dầy 5-9 mm.


Hình: Phức hợp dây chằng sụn sợi tam giác.

2) Nguyên nhân:

Những động tác vặn và xoay bàn tay.
Động tác nghiêng trụ và chịu lực.
VD: Chơi nhảy với xà, chơi bóng chuyền, té chống tay, khoan...


3) Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán:

Bệnh sử: Cơ chế chấn thương, bệnh nhân đau vùng cổ tay, bên trụ, đau khi vận động, đau lan xương trụ, có thể nghe tiếng “click” vùng cổ tay khi vận động.


Khám:
vận động cổ tay nghiêng về phía trụ và xoay cổ tay đau
Làm một số test: test ép TFCC, Piano Key test, press test, Grind test...

Xquang và MRI:
- Xquang: Cho một cái nhìn tổng quát về hình dạng xương, và các tổn thương.
- MRI: Giúp chẩn đoán tổn thương sụn khớp, và phức hợp dây chằng sụn sợi tam giác, sạn khớp,... Tuy nhiên khi có nhiều trường hợp khó, có thể tiêm cản quang vào khớp để chẩn đoán chính xác hơn.


Hình: Rách TFCC trên MRI

Phân loại rách chấn thương TFCC:
4 ĐỘ

Độ

Tổn thương

1A

Rách hoặc thủng phần đĩa trung tâm

1B

Bong nơi bám bên trụ, có hay không gãy đầu xa xương trụ

1C

Bong nơi bám PHSSTG ở xương nguyệt hoặc xương tháp

1D

Bong nơi bám PHSSTG ở khuyết trụ đầu dưới xương quay.


4) Điều trị:

Điều trị bảo tồn: (theo Dan C. Byck, MD)
- Độ 1A, 1B, 1C: mang nẹp 4-6 tuần, kháng viêm, giảm đau, sinh tố, vật lý trị liệu.
- Một số trường hợp có thể tiêm Steroid.

Điều trị phẫu thuật:
- 1B, và khi điều trị bảo tồn thất bại:

Phẫu thuật:
- Cắt lọc, nếu rách vùng ít máu nuôi.
- Khâu: vùng có nhiều máu nuôi.


Hình: Khâu TFCC trong mổ.

5) Tập vật lý trị liệu sau mổ: theo (Byrk, Savoie, and Field)

- Giai đoạn 1:
0-7 ngày: Chườm lạnh, thuốc kháng viêm, giảm đau, sinh tố, bất động cánh cẳng bàn tay, tập gập duỗi các ngón tay, tập thụ động vai.
1-2 tuần: Cắt chỉ, bất động cổ tay, tập vận động khớp khuỷu, ngón tay, khớp vai

- Giai đoạn 2: 3-8 tuần
Nhẹ nhàng gập duỗi cổ tay, gập duỗi khớp khuỷu, vai, ngón tay.
Tập với bóng.
Bỏ nẹp vào tuần thứ tư.
Tránh: xoay cẳng tay.

- Giai đoạn 3: 8-12 tuần.
Tập thụ động và chủ động vùng cổ tay 6 hướng.
Bắt đầu tập mạnh cơ: tập tạ, tập với dây thun, tập với khung tạ
Tập lực cổ tay, tập ném bóng…..
Tập với môn thể thao mình chơi.

- Giai đoạn 4: nhẹ nhàng quay lại thể thao.

BS.CK1 Võ Anh Quân
Khoa Y học thể thao - BV Nhân Dân 115


Khoa Y học thể thao

Khu A - Tầng 5 - Bệnh viện Nhân Dân 115
527 Sư Vạn Hạnh hoặc 88 Thành Thái, P.12, Q.10, TP.HCM
Website: www.yhtt.benhvien115.com.vn


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bùi Văn Đức (2003), “Chấn thương chỉnh hình chi trên”, Nxb Y Học, Tp.HCM, tr.414-435.
2. Hoàng Khắc Xuân (2012), “nghiên cứu giải phẫu ứng dụng phức hợp sụn sợi tam giác cổ tay”.
3. Nguyễn Quang Quyền (1993), “Bài giảng giải phẫu học (tập 1)” Nxb Y Học, Tp.HCM, tr.32-47.
4. Doyle J.R., Botte M . J (2003), Surgical Anatomy of the Hand and Upper Extremity. Lippincott William & Wilkins.
5. Del Gaudio T, Haerle M (2016). “Arthroscopic partial resection of the ulnar head for ulnocarpal decompression”.
6. Green DP, O’Brien ET, (1990). “Classifcation and management of carpal disclocation. Clin Orthop”; 49,55-72
7. Hargert, C .G. (1994), “Distal radius fracture and the distal radioulnar joint anatomical considerations”. Handchir Mikrochir Plast Chir, 26(1), 22-26.
8. Kleinman, W.B. (2007), “Stability of the distal radioulna joint: biomechanics, pathophysiology, physical diagnosis, and restoration of function what we have learned in 25 years”. J Hand Surg Am, 32(7), 1086-1106.
9. Pillukat , Fuhrmann RA, Windolf , van Schoonhoven J(2016).“Arthroscopically assisted transcapsular refixation of the triangular fibrocartilage complex of the wrist”.
10. Schmelzer-Schmied N (2016). “Arthroscopic refixation of TFCC by bone screw anchor”.
11. S. Brent Brotzman-Kevin E.Wilk (2007), “Handbook of Orthopaedic Rehabilitaion”. Dan C. Byck, MD, 89-96.
12. Tatebe M1, Iwatsuki K2, Hirata H2, Oguchi T1, Tanaka K1, Urata S (2016), “Effects of depression and inflammatory factors on chronic conditions of the wrist”.
13. William. B.Geissler (2004), “Wrist Arthroscopy”. Thomas B. Hughes,89-96.
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080