Logo Bệnh viện Nhân dân 115
16/12/2022 13:44

Dinh dưỡng cho người bệnh thận mạn lọc máu định kỳ

Không ăn các món ăn chế biến sẵn có nhiều muối (dăm bông, xúc xích, chả lụa, thịt hộp, dưa muối chua,….)

1. Nguyên tắc dinh dưỡng

- Giàu năng lượng và chất đạm

- Ít nước, ít muối, ít kali, ít phospho

- Giàu canxi, vitamin C, vit B12, acid folic,…

2.Thực phẩm giàu chất đạm

- Chất đạm có nhiều trong thịt , cá , trứng , sữa, …

- 100g thịt, cá có từ 15- 20g chất đạm

- 01 quả trứng gà lớn (hoặc 2 lòng trắng trứng) có 7g đạm

- 200 ml sữa Enaz Pro 2 cung cấp 10g đạm

- 01 miếng phô mai đầu bò:  4g đạm

2. Làm gì để cung cấp đủ chất đạm ?

- Người bình thường cần khoảng 1g chất đạm /kg cân nặng /ngày

- Người lọc thận cần 1,2g -1,3g/kg cân nặng /ngày

- Một người có cân nặng 50 – 55 kg cần khoảng 60- 70g đạm /ngày

- Mỗi ngày cần ăn các thực phẩm giàu đạm:

- 120g - 150g thịt hoặc cá nạc

- 1quả trứng gà nhỏ hoặc 01 lòng trắng trứng lớn hoặc 03 trứng cút (chỉ ăn tối đa 2 lòng đỏ vì có nhiều phốt pho và cholesteron)

- 01 -02 ly sữa giàu đạm (sữa dành cho người lọc thận)

- 01 miếng phô mai (phô mai giàu đạm và canxi nhưng lại chứa nhiều muối và phốt pho nên không ăn nhiều) 

-Nếu người bệnh ăn rất kém (mỗi bữa chỉ ăn vài muỗng cơm hoặc vài muỗng cháo) thì nên ăn nhiều lần và uống bổ sung 3-4 ly sữa dinh dưỡng cao giàu đạm mỗi ngày.

3. Làm gì để cung cấp đủ năng lượng?

- Nhu cầu 35-40kcal/kg cân nặng/ngày.

- Ngoài 3 bữa ăn chính cần bổ sung thêm các cử ăn phụ như khoai củ, miến xào, sữa giàu đạm,…

- Trước khi lọc thận nên ăn một bữa ăn đủ chất (cơm, cháo, miến, khoai củ kèm với thịt,cá, trứng, rau củ…) hoặc  01 ly sữa hoặc giàu chất đạm và năng lượng cao.

- Bổ sung dầu ăn khi chế biến các món ăn (cho thêm vào cháo, súp, canh , trộn , chiên, xào,…) để tăng cường năng lượng.

- Mỗi ngày dùng thêm 4- 5 muỗng cà phê lớn dầu ăn sẽ cung cấp 200 - 250kcal (bằng 1 chén cơm đầy hoặc 2 chén cháo đặc).

4. Hạn chế nước

- Tổng lượng nước dùng trong ngày khoảng 1lít, bao gồm cả nước trong món ăn, thức uống.

- Nước từ thức ăn: canh, súp, cháo, sữa,  yaourt, trái cây ,.. chiếm gần khoảng phân nữa nhu cầu nước.

- Vì vậy lượng nước lọc uống mỗi ngày phải  giảm chỉ còn dưới 500ml.

- Nên uống từng ngụm nước, rải đều trong ngày.

- 1 chén canh, súp, 1ly sữa tương đương 200ml nước.      

- Uống ít nước canh và nước rau quả vì có nhiều muối và kali.

- Tránh dùng nước ngọt có gas vì có nhiều đường dễ gây khát.

5. Hạn chế muối

- Tổng lượng muối sử dụng trong ngày không quá 4g

- Cách thực hiện giảm muối:

- Không ăn các món ăn chế biến sẳn có nhiều muối (dăm bông, xúc xích, chả lụa, thịt hộp, dưa muối chua,….)

- Các món ăn nêm nếm nhạt ít muối, bột nêm.

- Không dùng thêm nước chấm mặn trong bữa.

Lượng muối trong một số thực phẩm

- 100g dăm bông, giò lụa chứa gần 1g muối 

- 1 miếng phô mai đầu bò có 225mg muối

- 1 gói mì ăn liền có 2 g muối

- 1muỗng gạt cà phê muối tương đương 5 g muối

- 1muỗng cà phê nước mắm có 1g muối

- 1 muỗng cà phê nước tương có 0.7 mg muối

6. Hạn chế Kali

- Kali có nhiều trong rau, trái cây

- Nhu cầu kali mỗi ngày không quá 2g

- Kali có nhiều trong rau, trái cây

- Vì vậy nên chọn các lọai rau, trái cây có chứa ít kali.

- Cách chế biến để giảm kali: cắt nhỏ, ngâm hoặc nấu với hai lần nước, hoặc luộc bỏ nước

- Mỗi ngày có thể dùng 100-150g rau củ và 100g trái cây tươi. Ngày chạy thận có thể được ăn nhiều hơn

7. Hạn chế phốt pho

Cần hạn chế ăn đồ lòng, tôm cua, socola, ăn ít phô mai,…để hạn chế tăng phốt phô

8. Bổ sung vi chất

Cùng với việc hạn chế rau và trái cây, việc nấu với nhiều nước và chính sự lọc thận  sẽ đưa đến sự thiếu hụt các vitamin B1, B6, B12, Acid folic, Vitamin C, chất sắt, Canxi,.. Vì vậy cần được uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ

Hàm lượng kali trong các loại rau,
 trái cây (mg kali trong 100g thực phẩm)

 

 

 

 

 

Rau

 

Trái cây

Bông cải xanh

530

 

Nhãn khô

1200

Củ dền

500

 

Nho khô

740

Măng chua

486

 

Trái bơ

720

Rau dền

476

 

Sầu riêng

601

Rau ngót

457

 

Mít

368

Rau đay

444

 

Thanh long

350

Rau mồng tơi

391

 

Chuối

329

Súp lơ

349

 

Nhãn khô

257

Bí đỏ

349

 

Đu đủ chín

286

Rau muống

331

 

Dâu tây

200

Su hào

321

 

Dưa hấu

187

Nấm rơm

317

 

Vải

170

Cà chua

275

 

Đào

170

Cà rốt

266

 

Bưởi

159

Khổ qua

260

 

Dứa (khóm)

157

Đậu cô ve

254

 

Nho ngọt

130

Củ cải trắng

242

 

Nho ta

120

Cà tím

220

 

Xoài

114

Cải cúc

219

 

Quýt

111

Cải bắp

190

 

Cam

108

Dưa chuột

169

 

Táo tây

102

Giá đậu xanh

164

 

Măng cụt

100

Mướp

150

 

Hồng xiêm

94

Bí đao

150

 

88

Bầu

130

 

Dưa bở (dưa gang)

30


BS.CKI Trần Trọng Nhân

Phụ trách Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhân dân 115

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080