Năm nay, chủ đề của Tuần
lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc là “Cùng nhau ngăn chặn sự đề
kháng kháng sinh” (Preventing Antimicrobial Resistance Together). Tuần lễ
này nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về việc sử dụng thuốc kháng sinh một
cách thận trọng và tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhằm giải quyết tình trạng
kháng kháng sinh, hợp tác cùng nhau.
Kháng kháng sinh (AMR)
xảy ra khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và
không còn đáp ứng với thuốc, làm cho nhiễm trùng khó điều trị hơn và làm tăng
nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong. Do tình trạng kháng thuốc, thuốc
kháng sinh và các loại thuốc chống vi trùng khác trở nên vô hiệu và nhiễm trùng
ngày càng trở nên khó hoặc không thể điều trị được. Các nhà nghiên cứu ước tính
rằng AMR trong vi khuẩn đã gây ra khoảng 1,27 triệu ca tử vong vào năm 2019.
Tại Việt Nam, tỉ lệ đề
kháng kháng sinh ước tính khoảng 40%, với 88% người dân sử dụng thuốc kháng
sinh không có đơn thuốc.
Với chủ đề của năm 2022 “Cùng nhau ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh” , WHO kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể cần nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh. Chúng ta cùng chung tay thực hiện các biện pháp sau để góp phần phòng, chống kháng thuốc: Tình trạng đề kháng kháng sinh đang ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Dự báo, đến năm 2050, mỗi năm sẽ có tới 10 triệu người tử vong mà nguyên nhân có thể là do thuốc kháng sinh không còn ngăn ngừa hiệu quả các bệnh thông thường. Do đó, sử dụng kháng sinh hợp lý, phòng chống đề kháng kháng sinh là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, là trách nhiệm của mỗi người dân, đặc biệt là các nhân viên y tế.
Tổ Dược lâm sàng – Thông tin thuốc
Khoa Dược – Bệnh viện Nhân dân 115
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.who.int/campaigns/world-antimicrobial-awareness-week/2022
https://hcdc.vn/category/van-de-suc-khoe/huong-ung-tuan-le-truyen-thong-phong-chong-khang-thuoc-khang-sinh-e833b95f23051360b87354b38f67b39a.html