BS.CK2 Đinh Thu Oanh - Trưởng Đơn vị nội soi, Bệnh viện Nhân dân 115
NỘI DUNG TƯ VẤN
Đơn vị nội soi Bệnh viện Nhân dân 115 là nơi thường xuyên xử lý những trường hợp nuốt dị vật. BS có thể cho biết bệnh nhân nuốt dị vật thường ở độ tuổi nào, và dị vật thường là cái gì ạ?
- Dị vật là xương (xương cá, xương gà…) thường gặp ở người có thói quen ăn nhanh, vừa ăn vừa làm việc, tiếp khách, nhậu...
- Dị vật là viên thuốc còn nguyên vỏ
- Dị vật là răng giả: Khi ăn uống người bệnh có thể nuốt luôn cả răng giả hay gặp ở loại răng giả có thể tháo lắp.
- Dị vật là đồ chơi: trẻ em hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi, do đó dị vật thường là đồ chơi, đồng xu, cục pin.
- Dị vật là cây tăm: Người có thói quen ngậm tăm có thể vô tình nuốt phải cây tăm, thường phát hiện ngay hoặc đôi khi nuốt phải mà không biết.
- Dị vật có thể là khối thức ăn, hay gặp ở người lớn tuổi, răng yếu. Ví dụ: Trường hợp miếng gân bò bị kẹt trong thực quản cụ ông 88 tuổi.
- Trường hợp cố tình nuốt dị vật như: tù nhân trong trại, người tâm thần…
Dị vật do bệnh nhân nuốt phải rất đa dạng: xương gà, xương cá, răng giả, hạt sơ ri
- Dị vật sắc nhọn: Xương cá, kim loại, tăm tre, răng giả, viên thuốc còn nguyên vỏ => nếu không lấy ra những đầu sắc nhọn có thể gây tổn thương , chảy máu, thủng đường tiêu hóa, nhiễm trùng gây nguy hiểm tới tính mạng. Trong nhóm này lưu ý dị vật đâm xuyên thành thực quản vào cung động mạch chủ và gây tử vong tức thì.
- Dị vật gây độc như pin đèn: Trong pin đèn có các loại hóa chất khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt của đường tiêu hóa tạo ra chất gây bỏng niêm mạc và có thể gây thủng.
- Dị vật gây tắc nghẽn
Với nhóm dị vật này, hội nội soi châu Âu khuyến cáo phải nội soi sớm trong 2 giờ đầu, chậm nhất là 6 giờ.
Thuốc còn nguyên vỏ là dị vật nguy hiểm cần nhanh chóng lấy ra
Để nội soi gắp dị vật ra, trường hợp nào BS sẽ nội soi dạ dày, trường hợp
nào nội soi đại tràng?
- Chỉ định nội soi tiêu hóa
trên được áp dụng trong các trường hợp ngay sau khi nuốt phải dị vật có nguy cơ
gây biến chứng như đã nói ở trên.
- Chỉ định nội soi tiêu hóa dưới để gắp dị vật thường áp dụng khi phát hiện dị
vật trên phim X-quang, hoặc CT scan, nhưng đa số dị vật tiêu hóa dưới được phát
hiện tình cờ khi nội soi đại tràng, trong các tình huống như: bệnh nhân đi khám
vì lý do đau bụng và được bác sĩ cho chỉ định nội soi đại tràng và khi nội soi
phát hiện dị vật. Trên thực tế thường gặp là cây tăm, kim loại, cá biệt có
trường hợp có cả móc câu…
Vì vậy cần phải có những dụng cụ chuyên biệt để gắp ra. Ngoài những dụng cụ thông thường như snare, kìm cá sấu thì tuỳ theo hình dạng của dị vật mà bác sĩ nội soi sẽ lựa chọn dụng cụ thích hợp:
- Với những dị vật sắc nhọn thì cần có một loại dụng cụ bằng cao su trùm ra ngoài để giảm thiểu tổn thương niêm mạc ống tiêu hoá khi kéo dị vật ra ngoài.
- Với dị vật là đồng xu thì sẽ sử dụng một loại dụng cụ có cấu tạo như cái vợt để lấy đồng xu ra ngoài...