Logo Bệnh viện Nhân dân 115
26/12/2017 16:13

Làm sao để giúp vết thương mau lành?

Chiều 26/12, tại Bệnh viện Nhân Dân 115, đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn khối Cơ xương khớp với 3 bài báo cáo do ThS.BS Võ Tuấn Khoa và BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm trình bày.
Tham dự buổi sinh hoạt, ThS.BS Võ Tuấn Khoa - khoa Nội tiết - Bệnh viện Nhân Dân 115 đóng góp 2 bài báo cáo: “Vết thương mạn tính: Cập nhật quan điểm mới về chăm sóc và điều trị” và báo cáo “Chăm sóc tại chỗ vết thương: Nguyên tắc dùng dung dịch rửa và băng gạc”.

BS Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết - Bệnh viện Nhân Dân 115 trình bày 2 bài báo cáo, “Vết thương mạn tính: Cập nhật quan điểm mới về chăm sóc và điều trị” và báo cáo “Chăm sóc tại chỗ vết thương: Nguyên tắc dùng dung dịch rửa và băng gạc”

Với chủ đề thứ nhất, “Vết thương mạn tính: Cập nhật quan điểm mới về chăm sóc và điều trị” BS Khoa trình bày các phần: Dịch tễ học của vết thương và khái niệm về lành thương, trong đó bao gồm vết thương cấp và vết thương mạn, khái niệm về lành thương trong môi trường ẩm, khái niệm về chuẩn bị nền vết thương.

Theo BS Khoa, trong lâm sàng có 2 cái cần phải phân biệt, đó là vết thương cấp tính và vết thương mạn tính vì điều này sẽ quyết định hướng điều trị cho bệnh nhân. Vết thương cấp tính là vết thương mới, có chảy máu, lành tối đa từ 3-4 tuần. Thường là do chấn thương và sẽ nhanh chóng lành thương.

Vết thương mạn tính, không lành theo trật tự thời gian, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cản trở. Thường là do quá trình viêm kéo dài.

Theo BS Khoa, lành thương trong môi trường ẩm thực chất là dịch tiết vết thương lòng mạch sẽ đi ra ngoài, 90% dịch sẽ được tái hấp thu trở lại, còn 10% nó sẽ trở vào tuần hoàn theo hệ thống bạch huyết. Dịch tiết vết thương chứa các chất điện giải, dưỡng chất, các yếu tố trung gian gây viêm, bạch cầu, enzymes phân giải protein (MMPs), GFs và chất thải (waste products).

Các hướng dẫn về băng gạc: Băng gạc kháng khuẩn không nên dùng khi không có dấu hiệu nhiễm trùng, trừ khi sử dụng ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân có vết thương nguy cơ cao. Chọn lựa băng gạc phù hợp sẽ tối ưu hóa môi trường ẩm của vết thương.

Kết thúc bài báo cáo ThS.BS Võ Tuấn Khoa chia sẻ: “Vết thương mạn tính sẽ gặp ở nhiều chuyên khoa, điều quan trọng là chúng ta cần nắm các yếu tố gây cản trở lành thương, lành thương trong môi trường ẩm và chuẩn bị nền vết thương với nguyên lý TIME. và hãy nhớ rằng, thời gian sẽ làm lành mọi vết thương”.

BS Nguyễn Văn Thanh, đưa ra nhận xét về bài báo cáo “Vết thương mạn tính: Cập nhật quan điểm mới về chăm sóc và điều trị” của BS Khoa

Tiếp theo, BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm - trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình tham gia báo cáo với chủ đề “Viêm mô tế bào - góc nhìn ngoại khoa”.

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm - Bệnh viện Nhân Dân 115 với bài báo cáo “Viêm mô tế bào - góc nhìn ngoại khoa”

BS Tâm cho biết, đối với Ngoại khoa thì đây là khái niệm cần nhắc lại về nhiễm trùng phần mềm ngoại khoa bao gồm: viêm tấy và áp xe mô mềm và viêm hoại tử mô mềm.

Viêm tấy áp xe mô mềm là một loại nhiễm trùng có tính chất khu trú, ở giai đoạn đầu thì được gọi là viêm mô tế bào (cellulitis). Hiện tượng là phù mô kẽ, thấm nhập tế bào viêm, sự cương tụ xung huyết mạch máu. Giai đoạn sau là giai đoạn hình thành ổ áp xe: đó là các ổ mủ bao bọc bởi một vùng mô viêm tấy.

Cũng theo BS Tâm, viêm hoại tử mô mềm là bệnh cảnh đáng ngại nhất của các nhiễm trùng phần mềm, thể nhiễm trùng có dự hậu nặng nề, tổn thương diễn tiến nhanh và lan rộng, mức độ tổn thương ngoài da nhẹ so với thực tế bên dưới lớp da.

BS Tâm đưa ra kết luận: Cần xác định rõ chẩn đoán thể bệnh và giai đoạn bệnh, sử dụng kháng sinh sớm ngay khi có thể được và kháng sinh phải thích hợp, phổ rộng, liều cao.

Bên cạnh đó phải cảnh giác với trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền, vùng tổn thương, tiến triển của bệnh và đáp ứng điều trị. Nếu có chỉ định ngoại khoa thì cần tiến hành khẩn trương và cân nhắc đến việc đoạn chi khi có đe dọa tính mạng người bệnh.

“Chăm sóc tại chỗ vết thương: Nguyên tắc dùng dung dịch rửa và băng gạc” là chủ đề thứ 2 của ThS.BS Võ Tuấn Khoa trong buổi sinh hoạt chuyên môn.

Ở bài báo cáo này, BS Khoa chia sẻ về quy trình chăm sóc vết thương, tại sao phải rửa vết thương, nguyên tắc rửa sạch vết thương, thay băng sạch hay vô trùng, dùng dung dịch rửa nào và nguyên tắc làm sạch vết thương.

Cuối cùng, BS Khoa kết luận: Chăm sóc tại chỗ vết thương có vai trò hết sức quan trọng trong sự lành thương và cần cá thể hóa trong quy trình chăm sóc vết thương.

BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân - Trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện nhân dân 115, tham gia nhận xét về bài báo cáo của BS Nguyễn Hữu Tâm

Kết thúc buổi sinh hoạt, BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân - Trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện nhân dân 115, tham gia nhận xét về các bài báo

Nguyễn Chúc
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080