Bài học với mục tiêu nắm rõ đặc điểm của công tác cấp cứu người bệnh; các bước đánh giá chung và nhận diện người bệnh cấp cứu; các bước thăm khám ban đầu người bệnh cấp cứu; và nêu được các phác đồ cấp cứu thường gặp: đau ngực, tăng huyết áp, ngất, hôn mê.
Trong
đó có nhiều loại hình cấp cứu, trong đó được chia làm 2 loại: cấp cứu tai nạn,
thương tích và cấp cứu bệnh lý. Cấp cứu tai nạn, thương tích như tai nạn giao
thông (chấn thương sọ não, chi thể, chấn thương ngực, bụng), tai nạn sinh hoạt
(điện giật, chết đuối, bỏng, ong đốt và động vật cắn), thiên tai, thảm họa. Cấp
cứu bệnh lý như đau thắt ngực, khó thở cấp, đau đầu, đột quỵ, co giật, đau bụng
cấp, quá liều thuốc và ngộ độc, rối loạn hành vi, cấp cứu sinh sản,... Các cấp
cứu được thực hiện tại ngoài bệnh viện (tại hiện trường), hoặc trong bệnh viện
như khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu và
khoa điều trị khác.
Học viên lớp Hồi sức cấp cứu cơ bản
khóa 2
Đặc điểm của công tác cấp cứu là người tiếp nhận cấp cứu luôn phải đối mặt với bất ngờ và khó khăn, tình huống người bệnh xuất hiện đột ngột và đa dạng (từ nhẹ tới nặng và đe dọa tình mạng), môi trường xung quanh luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và phức tạp. Vì vậy đòi hỏi nhân viên cấp cứu luôn phải sẵn sàng có kiến thức vững vàng, kỹ năng thuần thục, tinh thần dũng cảm, năng động, quyết đoán và thân thiện.
Để tiếp cận cấp cứu người bệnh cần đề cao vai trò can thiệp trong cứu sống tính mạng, đánh giá nhanh, ít dùng cận lâm sàng, can thiệp tức thì, tập trung vào mục tiêu tối quan trọng nhưng vẫn phải mang tính hệ thống tránh bỏ sót thương tổn tránh nhầm lẫn trong can thiệp và rút ngắn thời gian từ đánh giá tới can thiệp.
Ngọc Hân