Logo Bệnh viện Nhân dân 115
17/11/2020 11:00

Khảo sát tại Bệnh viện Nhân dân 115: Người dân rất tin tưởng các thông tin COVID-19 từ chính phủ và cơ quan y tế

Hơn 84% người tham gia hoàn toàn tin tưởng thông tin COVID-19 từ nguồn chính thống (chính phủ hay cơ quan y tế) trên mạng xã hội, đó là một trong những kết quả thu được từ khảo sát về nhận thức phòng ngừa COVID-19 ở người Việt Nam được chúng tôi thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Việt Nam có nguy cơ rất cao lây nhiễm dịch COVID-19 do có đường biên giới dài và giao thương toàn diện với Trung Quốc – nơi đầu tiên bùng phát dịch. Tuy nhiên Việt Nam lại đạt một số kết quả đáng kinh ngạc trong công tác phòng chống dịch chỉ với ngân sách khiêm tốn của hệ thống y tế.

Trên những thành công bước đầu đó, chúng tôi tiến hành một khảo sát về nhận thức phòng ngừa COVID-19 ở người Việt Nam trưởng thành, từ đó có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho các giới chức y tế để có thể tập trung đưa ra các giải pháp chuyên biệt trong cuộc chiến chống COVID-19 hiện nay. Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ của nghiên cứu đa quốc gia về COVID-19 do trường đại học Aichi, Nhật Bản hợp tác với các đối tác trong dự án của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency -JICA) tại Việt Nam.

Bác sĩ Võ Tuấn Khoa, trưởng nhóm nghiên cứu tại Việt Nam cho biết “Chúng tôi tiến hành một khảo sát cắt ngang tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ 4/2020 đến 5/2020. Những người được chọn thỏa tiêu chuẩn bao gồm từ 18 tuổi trở lên (người bệnh và thân nhân) đến khoa  Khám và điều trị theo yêu cầu; trong đó loại trừ các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 theo chương trình sàng lọc chung của bệnh viện.”

Tổng cộng có 524 người được mời nhưng chỉ có 517 người đồng ý tham gia trả lời bộ câu hỏi. Trong số đó, tuổi trung bình là 40 tuổi với 60% là nữ và 50% là thân nhân người bệnh. Khoảng 25% có bệnh tăng huyết áp đi kèm. Đối tượng tham gia được yêu cầu trả lời bộ câu hỏi 9 câu bằng cách tự điền.

Sau đây là tóm tắt một số kết quả quan trọng từ khảo sát của chúng tôi:

Kiến thức và thái độ đối với COVID-19.

Câu 1. Bạn có biết gì về dịch COVID-19?



Số người trả lời

Tỷ lệ %

1

Hoàn toàn không biết

9

1.7

2

Chỉ nghe loáng thoáng tên dịch bệnh

21

4.1

3

Biết chút ít

96

18.6

4

Có quan tâm và tìm hiểu thêm

288

75.0

5

Khác

3

0.6

Kết quả cho thấy hầu hết mọi người (95%) quan tâm và tìm kiếm thông tin về COVID-19

Câu 2. Bạn có cảm thấy lo lắng như thế nào về dịch COVID-19?



Số người trả lời

Tỷ lệ %

1

Không lo gì cả

31

6.0

2

Hơi lo lắng

169

32.7

3

Thực sự lo lắng

198

38.3

4

Ngoài lo lắng còn cảm giác sợ hãi

119

23.0

 Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng dịch COVID-19, trong đó gần 1/4 cảm thấy sợ hãi ngoài lo lắng

Câu 3. Bạn muốn làm xét nghiệm kiểm tra COVID-19 khi có triệu chứng cảm cúm không?



Số người trả lời

Tỷ lệ %

1

Muốn kiểm tra một cách tích cực

270

52.3

2

Muốn kiểm tra khi được yêu cầu

218

42.2

3

Không biết

18

3.5

4

Không muốn kiểm tra một cách tích cực

8

1.5

5

Hoàn toàn không muốn

2

0.4

Trong trường hợp có triệu chứng cúm 94% muốn làm xét nghiệm. Hơn phân nửa sẵn sàng muốn kiểm tra, xét nghiệm.

Câu 4. Bạn có cảm nhận dịch COVID-19 ở gần mình?



Số người trả lời

Tỷ lệ %

1

Tôi nghĩ tôi đã bị nhiễm bệnh

3

0.6

2

Tôi nghĩ trong số người quen của tôi có người nhiễm bệnh

57

5.2

3

Tôi nghĩ trong số những người quen với người quen của tôi có người nhiễm bệnh

28

11.2

4

Xung quanh không có vấn đề này

410

79.3

5

Không chắc

19

3.7

Khoảng 0.6% trả lời là họ cảm thấy nhiễm bệnh. Trên 80% cho rằng không cảm nhận dịch COVID-19 nói một cách khác họ cảm nhận có vẻ an toàn.

 

Kế đến là kết quả tần suất của các biện pháp phòng ngừa bệnh (rửa tay, súc miệng khi về nhà, đeo khẩu trang) trước và sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ.

Kết quả đáng ngạc nhiên là tỷ lệ các biện pháp phòng ngừa bệnh nói chung đều tăng cao (ít nhất 60%) so với trước khi có dịch, nhất là gần 90% người dân đều đeo khẩu trang.

Câu 5. Sau đây là các biện pháp phòng bệnh. So với năm ngoái, các biện pháp phòng ngừa của bạn như thế nào?

Kết quả thu được cho thấy:



 

Kết quả dữ liệu còn cho thấy các hành động phòng ngừa COVID-19 cũng thay đổi theo khuyến cáo. Khoảng 60% mọi người giảm các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ nhiễm COVID-19 (dự sự kiện đông người, ăn uống bên ngoài, đi công tác, đi du lịch), trong khi đó 40% có gia tăng việc dự trữ nhu yếu phẩm.

Câu 6.  Tần suất (%) các hành động phòng ngừa COVID-19

 

Tăng lên

Không đổi

Giảm đi

Hầu như không

Dự sự kiện từ 50 người

5 (1.0)

11 (2.1)

104 (20.2)

395 (76.7)

Ăn uống bên ngoài

3 (0.6)

10 (1.9)

185 (35.8)

319 (61.7)

Đi công tác

2 (0.4)

26 (5.0)

144 (27.9)

345 (66.7)

Đi du lịch

3 (0.6)

6 (1.2)

64 (12.4)

444 (85.8)

Dự trữ nhu yếu phẩm

208 (40.3)

131 (25.4)

16 (3.1)

161 (31.2)


Bên cạnh đó, chúng tôi tóm tắt tần suất (%) thu thập thông tin COVID-19 của người dân từ các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình và internet

Câu 7.1 Tỷ lệ (%) xem/đọc thông tin COVID-19 từ phương tiện truyền thông

 
 

Hơn 87% người dân thu thập thông tin COVID-19 từ phương tiện truyền thông với tần suất ít nhất 1 lần trong ngày.

Câu 7.2 Tỷ lệ (%) của mức độ tin tưởng của người dân về thông tin COVID-19 trên các phương tiện truyền thông

 

Hơn 97% người trả lời tin tưởng vào thông tin COVID-19 trên phương tiện truyền thông.

 

Ngoài ra, một kết quả cũng đáng quan tâm là tần suất (%) xem/đọc cùng với mức độ tin tưởng thông tin COVID-19 trên mạng xã hội kết nối (Facebook, Zalo, Instagram) từ nhiều nguồn khác nhau

Câu 8.1 Tần suất (%) xem/đọc thông tin COVID-19 trên mạng xã hội kết nối

 

Hơn 90% người tham gia tìm kiếm thông tin COVID-19 (ít nhất 1 lần/ngày) trên mạng xã hội kết nối có nguồn từ chính phủ hoặc cơ quan y tế.

Câu 8.2 Tần suất (%) của mức độ tin tưởng của người dân về thông tin COVID-19 trên mạng kết nối xã hội (Facebook, Zalo, Instagram)


 

Hơn 84% người tham gia hoàn toàn tin tưởng thông tin COVID-19 từ nguồn chính thống (chính phủ hay cơ quan y tế) trên mạng kết nối xã hội.


Cuối cùng, tần suất (%) của năng lực hiểu biết sức khỏe của người tham gia được minh họa theo bảng sau đây:

Câu 9. Phân bố điểm số năng lực hiểu biết sức khỏe

Lĩnh vực

Số người trả lời*

Tỷ lệ %

Khả năng tìm kiếm thông tin sức khỏe từ nhiều nguồn

427

82.8

Khả năng lấy thông tin sức khỏe thích hợp

433

83.8

Khả năng đánh giá độ tin cậy của thông tin

391

75.6

Khả năng hiểu và truyền đạt thông tin sức khỏe

362

70.0

Khả năng quyết định dựa trên thông tin sức khỏe

415

80.3

Điểm tổng cộng (trung bình, độ lệch chuẩn)

3.92

1.62

* Câu trả lời chia làm 5 mức độ (hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không biết, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý). Số người trả lời hoàn toàn đồng ý/đồng ý được xem là có khả năng.

Kết quả cho thấy tần suất (%) người tham gia có đủ năng lực hiểu biết sức khỏe là hơn 70% trở lên trong cả năm lãnh vực.


Kết luận

Trong suốt đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, kiến thức và nhận thức phòng ngừa bệnh(đặc biệt là đeo khẩu trang) của người dân đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực. Hầu hết trong số họ đã xem các thông tin COVID-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng kể cả mạng kết nối xã hội hiện nay. Quan trọng là mức độ tin tưởng của người dân rất cao đối với các thông tin có nguồn gốc chính thống như chính phủ, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên trách y tế. Điều này có thể góp phần không nhỏ lý giải các thành công trong cuộc chiến chống lại COVID-19 tại Bệnh viện Nhân dân 115 nói riêng và tại Việt Nam nói chung.



Thạc sĩ Bác sĩ Võ Tuấn Khoa

 – Khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân dân 115

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080