Logo Bệnh viện Nhân dân 115
18/04/2018 09:06

Những điều cần nói với bệnh nhân thận mạn

Đều đặn mỗi tháng, CLB Bệnh nhân Thận lại được tổ chức một lần. Ở lần sinh hoạt tháng 4/2018, BS.CK2 Tạ Phương Dung - Trưởng khoa Nội thận - Miễn dịch ghép cũng có bao nhiêu điều cần sẻ chia với những “người nhà” của mình.
1). Tại khoa Nội thận - Miễn dịch ghép, mỗi bác sĩ phải thường xuyên phụ trách sấp xỉ 100 bệnh nhân/ năm (khoảng 1300 ca, với 13 bác sĩ điều trị). Chính vì thế, thay vì bệnh nhân hỏi và được trả lời, do thời gian có hạn, bác sĩ đành phải khám cho những bệnh nhân tiếp theo.

BS.CK2 Tạ Phương Dung - Trưởng khoa Nội thận - Miễn dịch ghép

CLB Bệnh thân thận được tổ chức liên tục mỗi tháng là giải pháp hữu hiệu cho chuyện “hỏi - thưa” ấy về những vấn đề xung quanh thận mạn.

BS.CK2 Tạ Phương Dung mở đầu câu chuyện thế này: “Tháng trước có người hỏi tôi về cách phòng bệnh thận mạn. Đó lại là kiến thức mà mới hôm trước tôi chia sẻ tại buổi sinh hoạt CLB Bệnh thân thận (tháng 3). Giá mà anh ấy đi nghe thì thời gian tôi giải thích có thể tranh thủ khám được cho 2-3 bệnh nhân khác”. Vì sao lại thế, vì NGẠI.

Và: “Trong vài tiếng ngắn ngủi, đừng nghĩ đến chuyện gì hết, mình tạm gác tất cả những chuyện ngoài kia. Ở đây, mình nghe, nhìn, nhớ và mình làm theo… là điều mà tôi rất mong mỏi và vui mừng. Khi ấy bệnh sợ mình” - BS.CK2 Tạ Phương Dung bộc bạch.

2). Trong chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân thận mạn, việc giảm đạm chỉ được chỉ định ở bệnh nhân thận giai đoạn nặng, đã bước vào quá trình lọc máu. Ở những người mới bị suy thận hoặc đã lọc máu rồi thì cần ăn đạm nhiều hơn người bình thường. Đối với bệnh nhân thận giai đoạn đầu với khoảng 50kg sẽ được ăn khoảng 40g đạm. Hoặc với bệnh nhân ít ăn thịt và ăn thịt bò nuôi ở Việt Nam, lượng đạm có thể được ăn lên tới 200g.

3). Không khuyến khích ăn xúc xích.

Xúc xích rất nhiều muối, 100g xúc xích cho rất nhiều đạm và năng lượng. Chính vì thế, không khuyến khích ăn nhiều xúc xích. Cẩn thận “lố” lượng đạm và muối với khẩu phần được cho phép.

Giữa gạo và bánh mì, lượng đạm bằng nhau. Bánh mì cũng tốt. Quan trọng là nên chọn bánh mì đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Giống như người phương Tây, hoàn toàn có thể thay thế bánh mì trong khẩu phần ăn.

Không chiên, không nướng. Hãy luộc kĩ thực phẩm lên để làm giảm lượng kali.



4). 1 + 1 chưa chắc đã bằng 2

Kali cực kì độc. Vì sao: Khi kali trong máu cao, nó làm cho các cơ trong cơ thể không hoạt động, không co bóp… kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Khoai tây rất nhiều kali và khoai lang lại ít kali hơn. Nhưng nhiều kali nhưng mấy ai ăn nhiều khoai tây, nhưng khoai lang ít kali nhưng ta lại “khoái” ăn nhiều. “Tích tiểu thành đại”, lượng kali được nạp sẽ khá nhiều.

Tương tự, rau thì là có lượng kali khá ca nhưng mấy ai ăn nhiều. Nho cũng thế - rất ít kali nhưng ai lại ăn một vài trái…

Vì thế, đừng cứng ngắc trong việc chọn lựa thực phẩm. Hãy tính toán!

5). Đừng tự ý dùng thuốc

Một trong những liệu trình trong điều trị béo phì ở bệnh nhân thận mạn là dùng thuốc. Nhưng, thuốc là con dao 2 lưỡi. Thuốc có thể hợp với người này nhưng có thể là thuốc độc với người khác.

Chỉ bác sĩ mới có quyền chỉ định thuốc dùng. Đừng tự ý dùng thuốc nếu không muốn rước họa vào thân.


6). Nếu không tuân thủ điều trị, xin đừng ghép thận.

Chi phí ghép thận ở Việt Nam nằm trong khoảng 300 - 400 triệu đồng (ngoài BHYT). Chưa kể, sau mổ có thể xảy ra những biến chứng mà phải sử dụng thuốc thêm hoặc dị ứng thuốc này phải thay bằng thuốc khác…

Để được ghép thận, thủ tục và việc chuẩn bị cho việc ghép cũng không đơn giản.

Không tuân thủ điều trị, chế độ dinh dưỡng thì có nghĩa, mọi công lao đều đổ sông, đổ bể.

Đừng làm phiền đến công sức, tiền bạc của người khác khi chính bạn không yêu mạng sống mình!

7). Sợ bệnh chưa đủ, làm cho bệnh sợ mình.

Với bà Trần Ngọc Phượng (65 tuổi, Quận 10, TPHCM), mỗi buổi sinh hoạt như thế này là một lần được tiếp “nhiên liệu” để phòng bệnh, tuyên tuyền cho người thân, hàng xóm và biết cách chăm sóc tốt hơn cho mẹ của bà bị bệnh thận từ hơn 2 năm nay. Chính nhờ áp dụng rất tốt những kiến thức vào thực tế mà tình trạng bệnh thận mạn của mẹ bà được ổn định, gia đình cũng không có thêm ai bị bệnh thận mạn.

Còn ông Châu Văn Minh (huyện Hóc Môn, TPHCM) có người nhà bị bệnh từ năm 2014 đến nay. Kể từ đó đến nay, đều đặn, mỗi buổi sinh hoạt CLB Bệnh nhân thận là gia đình lại kéo nhau đi nghe bác sĩ kinh nghiệm phòng bệnh.
“Đánh phủ đầu” bệnh thận là cách tốt nhất không tiếp “vị khách không mời” đầy phiền phức này.

8). Và tất nhiên, hãy “hẹn gặp lại”. Hẹn gặp lại ở bệnh viện là điều không nên nhưng với bệnh nhân thận mạn “hẹn gặp lại” như thần chú mang điềm lành, bởi còn gặp lại là còn khỏe, còn sống.

Hẹn gặp lại để cùng dung nạp những “vũ khí” chiến thắng lại bệnh tật.

Lê Bình

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080