Logo Bệnh viện Nhân dân 115
26/10/2017 22:56

Phòng chống kháng thuốc: Những cách làm hay cần nhân rộng

Trong thời gian qua, nhiều bệnh viện đã tập trung nguồn lực để củng cố tình trạng sử dụng kháng sinh, nhất là việc chỉ định sử dụng kháng sinh và kê đơn hợp lý tại các BV trực thuộc Sở Y tế TPHCM.
Căn cứ vào chương trình hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc do Bộ Y tế ban hành, Sở Y tế TPHCM đã xây dựng chương trình phòng chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017 đến 2010 và những năm tiếp theo, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn hiện nay của thành phố. Nhiều mô hình và cách làm hiệu quả của các bệnh viện trên địa bàn thành phố cần được nhân rộng.
Trong thời gian qua, nhiều bệnh viện đã tập trung nguồn lực để củng cố tình trạng sử dụng kháng sinh, nhất là việc chỉ định sử dụng kháng sinh và kê đơn hợp lý tại các BV trực thuộc Sở Y tế TPHCM. Ban chỉ đạo phòng chống kháng thuốc do Sở thành lập đã nắm bắt thực tế cách làm hay của các BV trên địa bàn thành phố để kịp thời nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt. Sở Y tế ghi nhận và đánh giá cao các mô hình quản lý sử dụng kháng sinh hiệu quả sau:

Mô hình 1: Mô hình Ban quản lý sử dụng kháng sinh trong BV của BV Nhân dân Gia Định, từ khi thiết lập hoạt động đồng này, ngoài hiệu quả điều trị phải đảm bảo, bên cạnh đó là chi phí sử dụng kháng sinh của bệnh viện đã giảm rất rõ, số ngày sử dụng kháng sinh cần thiết giảm từ 11 ngày xuống còn 8 ngày”.

Mô hình 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát kê đơn ở BV Nhi đồng 1. Với mô hình này, các bác sĩ kê đơn ở phòng khám đều được BV giám sát và kịp thời phát hiện, phản hồi nóng cho các bác sĩ nếu thấy kê đơn kháng sinh không hợp lý.

Mô hình thứ 3: Đó là ứng dụng công nghệ thông tin để “cưỡng ép” việc chỉ định kháng sinh phù hợp chẩn đoán bệnh theo phác đồ điều trị của BV Quận Thủ Đức. Với mô hình này, đối với những chẩn đoán bệnh mà không có chỉ định kháng sinh thì các bác sĩ không thể nào cho kháng sinh được.

Mô hình 4: Dược sĩ lâm sàng phản hồi tính hợp lý trong chỉ định, phối hợp kháng sinh của bác sĩ trên từng hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nội trú của BV ĐHYD TPHCM.

Và còn nhiều bệnh viện khác như BV Bệnh Nhiệt đới, BV Nhân Dân 115, BV Chợ Rẫy,… đã quản lý hiệu quả sử dụng kháng sinh và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý sử dụng thuốc và chỉ định kháng sinh, giám sát kê đơn hợp lý.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TPHCM cũng đã hoàn thiện được kho dữ liệu phác đồ điều trị. Hiện nay kho dữ liệu này đã có 3.399 phác đồ cho tất cả các chuyên khoa trong đó có vấn đề quan trọng là chỉ định kháng sinh rất rõ. Và hiện nay tất cả các cơ sở khám chữa bệnh từ trạm y tế phòng khám đa khoa, BV công lập, BV tư nhân đều đã có các phác đồ điều trị.

Bên cạnh đó, với hệ thống hơn 6.000 nhà thuốc tư nhân đang họat động trên địa bàn TPHCM thì vấn đề bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc là thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó là vấn đề ý thức người dân vẫn còn sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện, do đó Sở Y tế TPHCM sẽ huy động nguồn lực toàn ngành để tang cường hướng dẫn, kiểm tra các nhà thuốc quy định về bán thuốc theo đơn; các nhà thuốc tiến đến khi bán thuốc phải nhập dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin để có dữ liệu giám sát chặt chẽ hơn.
Theo Sở Y tế TPHCM
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080