Logo Bệnh viện Nhân dân 115
28/08/2017 19:18

APEC 2017: Hội nghị thành công nhất từ trước đến nay

Đó là đánh giá của các đồng chủ tọa tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tổng kết sau hai ngày làm việc 23-24/8/2017 về cuộc họp cao cấp APEC lần thứ 7 về y tế và kinh tế.
Bà Rocio Casildo - Chủ tịch Nhóm công tác APEC về y tế, Vụ hợp tác Quốc tế (Bộ Y tế Peru)

Chúng tôi cũng đã trình cho cuộc họp cấp cao APEC lần thứ 7 về y tế và kinh tế APEC, cũng như trong các đối thoại chính sách vừa qua, rất nhiều sáng kiến về sự hợp tác và các đối thoại chính sách liên quan đến lao, vấn đề già hóa, sức khỏe tâm thần… nhằm hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững. Với tư cách là chủ tịch nhóm công tác APEC về y tế, trong các chương trình hoạt động liên quan đến y tế của APEC trong năm nay - 2017, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của các bạn đồng nghiệp đến từ Việt Nam.


Bà Rocio Casildo (Bộ Y tế Peru)

Năm 2006, Việt Nam đã từng tổ chức hội nghị APEC và đây là lần thứ hai. Tôi đánh giá cao về sự thành công của hội nghị. Việt Nam cũng đã tạo ra động lực tích cực cho Peru. Việt Nam và Peru đã phối hợp với nhau rất chặt chẽ trong thời gian một năm vừa qua. Qua hội nghị lần này, chúng ta càng thấy được các triển vọng lớn trong hợp tác giữa các nền kinh tế trong khu vực APEC.

Bà Maureen Goodenow - Chủ tịch Diễn đàn Sáng kiến Khoa học Đời sống, Giám đốc Phòng nghiên cứu AIDS (Viện Y học Quốc gia Mỹ)

Đầu tiên xin chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao lần thứ 7 về y tế và kinh tế, cũng như các đối thoại chính sách có liên quan. Mặc dù mang tính chất kinh điển, như lao và lao đa kháng, bệnh không lây nhiễm hay vấn đề già hóa dân số…, nhưng trong hội nghị lần này, các nội dung của những chủ đề này lại vô cùng sáng tạo. Chúng ta đã xem xét tính không hiệu quả trong hệ thống y tế, và chúng ta đã cùng nhau thảo luận, mỗi một nền kinh tế APEC nên giải quyết vấn đề không hiệu quả trong hệ thống y tế đó như thế nào.


Bà Maureen Goodenow (Viện Y học Quốc gia Mỹ)

Chúng ta cũng đã nhấn mạnh rằng đầu tư vào y tế là đầu tư cho sức khỏe và sự thịnh vượng nói chung, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Y tế đã đầu tư cho từng nhóm quần thể theo từng các độ tuổi, để đảm bảo sự phát triển một cách trọn vẹn trong cả vòng đời của con người là một chủ đề vô cùng thú vị.

Chúng ta cần phải ưu tiên hóa các mục chi ngân sách y tế cho từng can thiệp, đồng thời phải phân tích đầu tư vào y tế đem lại lợi ích gì về mặt sức khỏe và xã hội.

Bà Kathryn Clemans - Cố vấn Cao cấp Diễn đàn Sáng kiến Khoa học Đời sống APEC

Tôi nghĩ đây là hội nghị thành công nhất từ trước đến nay, bởi vì chúng ta đã thảo luận rất nhiều nội dung mang tính chất sáng tạo và được hỗ trợ bởi một nhóm cán bộ rất tài năng của ngành y tế Việt Nam. Tại hội nghị cấp cao APEC lần thứ 7 về y tế và kinh tế, lần đầu tiên chúng ta thảo luận sâu về tài chính y tế. Tài chính y tế là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến ngân sách của nhà nước? Điều này có ý nghĩa gì với sức khỏe cộng đồng? Và những khía cạnh nào cần được đo lường để làm sao cho chính phủ thấy được đầu tư vào y tế là đáng đầu tư?

Bà Kathryn Clemans - Cố vấn Cao cấp Diễn đàn Sáng kiến Khoa học Đời sống APEC

Để y tế được ưu tiên đầu tư thích đáng, chúng ta cần có những công cụ đánh giá, đo lường lợi ích xã hội và kinh tế, cũng như đánh giá lợi ích kinh tế và năng suất lao động dựa trên nền tảng y tế hay bằng các mô hình kinh tế - y tế. Đồng thời chúng ta cũng đã xem xét các loại tác động xung quanh vấn đề y tế. Chẳng hạn như chúng ta bị bệnh, không chỉ là sử dụng nguồn lực y tế (bệnh viện, bác sĩ, thuốc men…) một cách hiệu quả, không đơn thuần chỉ là ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến thành viên trong gia đình, tại nơi làm việc, cộng đồng, nhà máy…

Theo An Quý - Nguyễn Huyền

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080