Logo Bệnh viện Nhân dân 115
12/07/2018 00:17

Loét chân đái tháo đường: Người giàu cũng khóc

Bài chia sẻ “Loét chân đái tháo đường: chúng ta đang ở đâu?“ của ThS.BS Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết, BV Nhân dân 115 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường.
Đây là bài chia sẻ trong buổi đầu tiên của chuỗi Chương trình tư vấn nhóm nhỏ chuyên sâu về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) của BV Nhân dân 115 được thực hiện bởi khoa Nội tiết, diễn ra vào ngày 7/7.

BS Tuấn Khoa đưa ra con số thống kê trên thế giới: Trong 4 người ĐTĐ, có 1 người sẽ bị loét chân trong suốt cuộc đời của mình; nguy cơ nhiễm trùng từ vết loét chân ĐTĐ tăng lên gấp 4 lần; người bệnh ĐTĐ loét chân phải nhập viện điều trị gấp 55 lần so với người ĐTĐ không loét chân.


Bệnh nhân đến khám càng trễ thì vết loét chân ĐTĐ càng nặng. Trung bình, một người bệnh ĐTĐ loét chân nằm viện 4 tuần, 10-15% tử vong trong thời gian nằm viện, 85% trường hợp cưa chân ở người ĐTĐ trên nền có loét chân từ trước.

Loét chân đái tháo đường có thể nói là việc mà “người giàu cũng khóc”, bởi chi phí điều trị thật sự là một gánh nặng rất lớn.



Nguy cơ loét chân ĐTĐ tại Việt Nam:


Điểm mấu chốt trong việc ngăn ngừa loét chân ĐTĐ, theo BS Tuấn Khoa bao gồm:

1. BS xác định người bệnh có bàn chân nguy cơ loét

2. BS thăm khám định kỳ các bàn chân nguy cơ loét

3. Người bệnh, người thân và nhân viên y tế tuyến ban đầu cần được hướng dẫn cách chăm sóc bàn chân

4. Người bệnh nên mang giày dép phù hợp

5. Người bệnh nên đến khám sớm khi có dấu hiệu bất thường ở bàn chân


Cuối cùng, BS Tuấn Khoa nhấn mạnh: Cứ 20 giây có một người đái tháo đường bị cưa chân, nhưng 85% các trường hợp cưa chân do ĐTĐ có thể ngăn ngừa hoàn toàn! Do đó, ngay từ bây giờ, bệnh nhân ĐTĐ nên lưu ý chăm sóc bàn chân của mình nhiều hơn, và khi phát hiện có tổn thương thì lập tức đến BS chuyên khoa để được điều trị sớm.

Kim Quy
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080