Logo Bệnh viện Nhân dân 115
20/10/2018 18:13

Ứng dụng Rotem trong chẩn đoán rối loạn đông cầm máu và Các kỹ thuật lọc máu hấp phụ

Buổi sinh hoạt chuyên môn tháng 10 tại BV Nhân Dân 115 gồm 2 chủ đề: Ứng dụng Rotem trong chẩn đoán rối loạn đông cầm máu và Các kỹ thuật lọc máu hấp phụ.


Buổi sinh hoạt chuyên môn diễn ra vào ngày 17 tháng 10 tại BV Nhân Dân 115 có sự góp mặt của một vị khách mời đặc biệt: PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa - bộ môn Huyết học, ĐH Y dược TPHCM, người thầy đáng kính của nhiều bác sĩ chuyên khoa Huyết học.



PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa đã có bài giảng với chủ đề: “Ứng dụng Rotem trong chẩn đoán rối loạn đông cầm máu”. Các rối loạn đông cầm máu có thể gặp trên thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa và trong  nhiều trường hợp, các rối loạn này là nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân. Nội dung bài giảng của PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa gồm:

- Giới thiệu các rối loạn đông cầm máu

- Các xét nghiệm đánh giá khảo sát cổ điển khi có rối loạn đông cầm máu

- Rotem và các giá trị của Rotem trong chẩn đoán rối loạn đông cầm máu

- Các tình huống lâm sàng rối loạn đông cầm máu

Về vấn đề phân tích kết quả Rotem có quá khó không, PGS.TS.BS Huỳnh Nghĩa cho rằng trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần trả lời 5 câu hỏi đơn giản sau:




Sau phần giải đáp câu hỏi với rất nhiều thắc mắc của các bác sĩ được thầy Huỳnh Nghĩa giải đáp, tiếp theo buổi sinh hoạt chuyên môn là phần trình bày của TS.BS Vũ Đình Thắng - trưởng khoa Hồi sức tích cực-chống độc BV Nhân Dân 115 - phó trưởng bộ môn Hồi sức cấp cứu - ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, với chủ đề “Các kỹ thuật lọc máu hấp phụ”.

Mặc dù lọc máu hấp phụ khá đơn giản và khả dụng, nhưng trên lâm sàng kỹ thuật này vẫn không thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, những năm gần đây lọc máu hấp phụ đang được quan tâm trở lại cùng với những hiểu biết mới và cách tiếp cận mới.


Ngoài lĩnh vực điều trị chủ yếu cho những trường hợp ngộ độc cấp tính và nặng nề mà các phương pháp lọc máu khác không có khả năng giải quyết được hay lọc không có hiệu quả như một số chất độc có TLPT lớn, gắn kết mạnh với protein, tan trong mỡ (paraquat, theophylin, chloroquin, nấm độc…).

Lọc máu hấp phụ còn được sử dụng để giải quyết một cách có hiệu quả những trường hợp suy gan cấp nặng (thường là hậu quả của ngộ độc cấp nặng) và mới đây được nghiên cứu và phát triển rất mạnh về khả năng hấp phụ các chất trung gian gây viêm thường xuất hiện gắn liền với những rối loạn chức năng nhiều phủ tạng (suy đa cơ quan) khi người bệnh ngộ độc cấp nặng.

Xin mời xem video: Báo động tình trạng ngộ độc Paraquat

Kim Quy

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080