Logo Bệnh viện Nhân dân 115
04/01/2018 15:12

Sinh hoạt chuyên môn: Điện tâm đồ trong tình huống cấp cứu

Nhằm cập nhật kiến thức, kinh nghiệm và tích luỹ giờ thực học cho BS, chiều 4/1 Bệnh viện Nhân Dân 115 đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn với chuyên đề “Điện tâm đồ trong tình huống cấp cứu”.

Đến tham dự buổi sinh hoạt có sự hiện diện của TS.BS Phan Văn Báu - Giám đốc Bệnh viện, BS CK2 Nguyễn Thanh Hiền - Trưởng khối Tim mạch cùng các BS của các khoa phòng trong Bệnh Viện Nhân Dân 115.

Điện tâm đồ là đồ thị ghi những thay đổi của dòng điện trong tim. Quả tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dòng điện tuy rất nhỏ, khoảng một phần nghìn volt, nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến máy ghi.

Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ. Điện tâm đồ được sử dụng trong y học để phát hiện các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim…

BS Trần Diệp Khoa - Khoa Nhịp tim học - Bệnh viện Nhân Dân 115

Mở đầu buổi sinh hoạt với chủ để “Phân tích điện tâm đồ cơ bản”, BS Trần Diệp Khoa - Khoa Nhịp tim học trình bày 4 nội dung chính: Cơ sở giải phẫu và điện sinh lý của điện tâm đồ; kỹ thuật ghi điện tâm đồ; các bước đọc điện tâm đồ; nhận diện một số điện tâm đồ cấp cứu.

Theo BS Khoa một điện tâm đồ cơ bản gồm: Sóng P, khoảng PR, Phức bộ QRS, đoạn ST, sóng T, khoảng QT và sóng U. 

Để đọc điện tâm đồ thì gồm các bước: Xác định tần số tim; xác định vị trí phát nhịp tim; đánh giá sóng P; đo khoảng PR; đánh giá phức bộ QRS; đánh giá đoạn ST; đánh gía sóng T; đo khoảng QT.

Trong phần trình bày của mình, BS Khoa đã chỉ ra, đọc điện tâm đồ cơ bản gồm có 2 vấn đề chính: Thứ nhất, là phân tích về nhịp tim, thứ hai là phân tích hình dạng sống. Trong cấp cứu cần xác định nhanh có rối loạn nhịp tim nguy hiểm không? Có dấu hiệu điện tâm đồ của hội chứng vành cấp không?

Tiếp theo, BS.CK2 Nguyễn Tấn Khang đã trình bày về chủ đề “Điện tâm đồ trong nhồi máu cơ tim” với các nội dung: Vai trò của điện tâm đồ; các dấu hiệu nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ và cách chẩn đoán; xác định nhồi máu cơ tim (NMCT) thông qua các dấu hiệu trên điện tâm đồ.

 

BS.CK2 Nguyễn Tấn Khang trình bày chủ đề "điện tâm đồ trong nhồi máu cơ tim

Vai trò của điện tâm đồ: Theo dõi biến đổi điện tâm đồ giúp chẩn đoán, xác định vị trí nhồi máu cơ tim, chẩn đoán giai đoạn xác định mức độ của nhồi máu cơ tim và xác định loạn nhịp kèo theo.

BS Khang cho biết, khi nhồi máu cơ tim xảy ra thường có vùng nhồi máu được bao quanh bởi vùng tổn thương và ngoài cùng là vùng thiếu máu.

Vùng nhồi máu tạo sóng Q do mất dòng hồi cực về mô chết, vùng tổn thương cơ khiến ST chênh lên, vùng thiếu máu gây T đảo do thiếu máu hồi cực.

Cũng theo BS Khang, trên điện tim có có 4 chính dấu hiệu để chẩn đoán NMCT bao gồm: Sóng Q bệnh lý, biến đổi sóng R, thay đổi đoạn ST, thay đổi sóng T. 

Kết thúc buổi sinh hoạt Giám đốc Bệnh viện TS.BS Phan Văn Báu và BS CK2 Nguyễn Thanh Hiền đã có những chia sẻ thú vị về những kiến thức cơ bản của điện tâm đồ, cách vẽ điện tâm đồ và đặt ra những câu hỏi về điện tâm đồ cho các BS tham gia buổi trong buổi sinh hoạt.

TS.BS Phan Văn Báu - Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115

BS CK2 Nguyễn Thanh Hiền - Trưởng khối Tim mạch - Bệnh viện nhân Dân 115

Nguyễn Chúc

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

028 1080